Một trong những dấu hiệu tôi biết mình bước qua tuổi già, là tôi muốn làm nhiều hơn nói. Ví dụ có ai không tin mình, hoặc là khác biệt về tư duy; thì tôi cứ im lặng mà làm cho xong, cho ra kết quả. Nếu thay đổi được suy nghĩ của người ta thì tốt, còn nếu không ảnh hưởng được gì lên họ thì ít nhất tôi cũng tạo ra được một kết quả gì đó.
Là một giáo viên, tôi quan tâm đến cách truyền tải kiến thức và làm sao cho học sinh hiểu (thậm chí “muốn” hiểu những điều mình nói).
Thế cho nên tôi vừa phát hiện ra một cái gap (khoảng trống) như thế này:
– một số bạn trẻ thích nói và thích nghe người khác nói nhiều hơn thích làm (VD: cứ mãi đi tìm lời khuyên “phương pháp học”, “mẹo học” v.v… nhưng không thực sự ngồi tập trung được 45 phút để học)
– lớn tuổi hơn 1 chút, các bạn qua giai đoạn có “chịu làm” một chút, nhưng vẫn bị tác động bởi lời nói (VD: cắm đầu vào học, nhưng đôi khi bị tác động bởi những bài viết tinh, phiến diện trên Internet, như là: “không cần học Đại Học” hoặc “kỹ năng mới quan trọng” v.v…)
===============
Như vậy, khoảng trống ở đây là:
khi 3 cách tư duy “làm không nói” và “vừa nói vừa làm” và “nói không làm” chạm nhau, thì rất khó để hiểu nhau và tạo ra hiệu quả làm việc.
===============
Tôi biết mình còn thiếu sót, và biết đâu số lượng mẫu quan sát của tôi còn ít,
nên tôi đang suy nghĩ rất nhiều về cách để linh hoạt bản thân hơn – để lấp được những khoảng trống giữa Giáo Viên và Học Sinh (về tư duy, tư tưởng, kỹ năng, và cả trí tuệ).
Làm Thầy, há chẳng phải đó là điều vui nhất?
(hình: 2016 – 5 năm trước)