Mùng 4,
Quay lại làm việc & Được mời cafe,
Tư vấn cho 1 em sinh viên để sau Tết ẻm phỏng vấn.
Mình nghĩ có 1 góc nhìn mà phần lớn mọi người hiểu sai:

Bảng điểm không phải để đi so sánh với “kinh nghiệm” hoặc “trải nghiệm”.

Thực chất, Bảng điểm và tấm bằng Đại Học là minh chứng cho “kỹ năng sống sót” của 1 người trẻ.
Vài người cứ đi so sánh “bảng điểm” với “kinh nghiệm” hoặc “trải nghiệm”; rồi họ khuyên sinh viên là cứ đi làm đi, cứ trải nghiệm đi. Tệ hơn là họ cứ hay đi phê phán “nền giáo dục” này nọ.
Mình không tán thành những phê phán đó, trừ khi người phê phán đang trực tiếp giảng dạy hoặc có làm công việc liên quan đến sư phạm (tức là có 1 cái nhìn chi tiết đủ). Còn lại mình cho là bất kỳ ai mở miệng chê “nền giáo dục VN kém cỏi” bla bla bla … đều thuộc dạng “hùa”, hoặc do hồi đó học dở nên họ không thích ngồi trong lớp.
===================
Thực ra đúng là có ít recruiter nhìn vào bảng điểm của em khi phỏng vấn (ngoại trừ 1 số ngành nghề nhất định yêu cầu academic cao), nhưng thực chất là sinh viên thì ưu tiên hàng đầu vẫn phải là bảng điểm đẹp (đến mức có thể) và 1 tấm bằng tốt nghiệp cho đàng hoàng.

Thứ nhất, 1 bảng điểm đẹp không phải chứng tỏ em thông minh hơn hoặc giỏi hơn các bạn khác, mà nó chứng tỏ là em là một người trẻ biết cân bằng giữa áp lực học tập và các aspect khác trong cuộc sống của mình (giải trí, sinh hoạt CLB, bạn bè, gia đình v.v…) và nhất là không bị sa ngã vào những thói quen mất thời gian, hoặc xấu (hút chích, cờ bạc, rượu chè, đua xe, mại dâm v.v…)

Thứ hai, bảng điểm đẹp và tấm bằng tốt nghiệp đại học chứng tỏ rằng em có tầm nhìn. Ví dụ: vài triệu kiếm được từ part-time jobs trong những năm đại học có thể sẽ không bằng được vài giờ học tập cho đầy đủ để rồi trong tương lai với bảng điểm và bằng tốt nghiệp thì em sẽ kiếm được công việc tốt hơn gấp 2, 3 lần.
Dĩ nhiên, cuộc đời sinh viên có 3 giai đoạn:
GĐ 1: hết cấp 3 – chọn trường, chọn ngành
GĐ 2: 4 năm học
GĐ 3: tìm việc làm sau tốt nghiệp
Ý kiến của mình ở trên chỉ áp dụng triệt để cho GĐ2. Theo mình, một người trẻ U20 còn phải thể hiện bản lĩnh ở GĐ1 và GĐ 3 nữa thì mới mong có một sự nghiệp ổn định (dù là khởi nghiệp hay làm thuê hay gì khác). Ngoài ra, trogn GĐ2 cũng còn nhiều yếu tố cần xem xét như cách học, kỹ năng & phương pháp học.
Nhưng túm quần lại, mình cho là 1 người trẻ với sự chủ động và năng lực của mình – thì việc cần làm là không phải đợi chờ người khác hướng dẫn, mà phải nỗ lực tự giải quyết tự xử lý là chính (chỉ cần có Google). Chứ sinh viên mà cứ than vãn kêu ca cứ như là sẽ có ai đó chìa tay ra giúp mình, thì mình e là sẽ chẳng xứng đáng với cái gì hết.
bổ sung nhẹ: đây là cách mà mình trả lời Sếp cũ hồi xưa khi mới tốt nghiệp mà được hỏi về “kinh nghiệm làm việc”