Lượt xem: 1.825

3 CẤP ĐỘ KINH NGHIỆM CỦA GIÁO VIÊN

pexels-max-fischer-5212345

(ghi chú: bài viết là quan điểm và quan sát của tôi về cấp độ kinh nghiệm của giáo viên, phân chia theo số năm công tác (tôi còn gọi là tuổi kinh nghiệm hoặc tuổi nghề. Nếu các bạn giáo viên trẻ muốn tìm hiểu thêm về khái niệm “ngạch viên chức” theo định nghĩa chính thức, hãy tham khảo google nhé) 

==================== 

Theo quan điểm của tôi, tôi chia ra làm 3 loại:

Mỗi cấp độ sẽ bao gồm vài yếu tố tạm gọi là “được làm”, “không được làm” và “nên làm” như sau: 

MĂNG NON ~ từ 1 đến 5 năm kinh nghiệm   

(được) được quyền thân thiện với học sinh, nhiệt huyết với từng câu giảng, nồng nàn trong từng giây phút ở trường, hết mình vì những dòng suy nghĩ sư phạm. Cứ việc cho đi và cống hiến sức mình không ngần ngại.

(không được)quên đi top 4 kỹ thuật mô phạm nhất mà một giáo viên phải có (viết bảng, giảng bài, xưng hô, trang phục). Lý do: khi ở giai đoạn đầu của sự nghiệp đứng lớp, có những quy tắc bạn không nên phạm phải, vì kỹ năng và hệ tư tưởng chưa được hình thành sắc bén (vì chưa có kinh nghiệm), cho nên nếu những quy chuẩn mô phạm mà bạn làm sai thì uy tín người giáo viên của bạn sẽ bị tuột rất nhanh, rất sớm. Những gánh nặng tâm lý đi kèm theo hiện tượng trên cũng làm bạn dễ nản chí.

Thế thì khi nào nên SÁNG TẠO và khi nào cần giữ MÔ PHẠM? việc giữ tác phong MÔ PHẠM có làm phai mờ hoặc cản trở SÁNG TẠO không? (tôi nói kỹ về vấn đề này ở một bài viết khác)  

(nên làm) trải nghiệm thật nhiều hoạt động học tập khác nhau, dù cảm thấy mình “thích” hay “không thích” thì cũng nên thử để bản thân thực sự “thấy” và “thấu” được thực tế trên lớp với cả chục học sinh (tức là cả chục tính cách khác nhau) nó khác với lý thuyết trong sách và giáo trình nghiệp vụ sư phạm như thế nào.

SẮC BÉN ~ từ 6 đến 10 năm kinh nghiệm

(được) có quyền thử nghiệm các phong cách giảng dạy khác với bản sắc của mình. Khi đã có kinh nghiệm đứng lớp 6 năm trở lên, thì dù ít hay nhiều, có những điều sẽ trở thành phản xạ. Hãy thử một vài lần “biến mình” thành một phong cách khác

Tôi nói rõ hơn về 4 phong cách giảng dạy trong khoá học GIÁO VIÊN TOẢ SÁNG của mình (tham khảo: TẠI ĐÂY)

(không được) quá tự tin về định nghĩa “kinh nghiệm” của bản thân. Ví dụ khi dạy học sinh hết một khoá (một lứa học trò) đạt kết quả tốt, thì vẫn chưa chắc rằng lứa học trò tiếp theo cũng sẽ đạt được kết quả tương tự. Mỗi năm học hoặc mỗi lứa học trò mới đều có những đặc điểm về tính cách, nền tảng gia đình, môi trường xã hội khác nhau, mà người làm giáo viên đều phải nên tiếp cận bằng thái độ hết sức cầu thị và nghiêm túc. Nhiều GV ở cấp độ SẮC BÉN này (6-10 năm kinh nghiệm) cho rằng năm học mới cứ việc dạy học trò theo những phương pháp hoặc cách tiếp cận những năm rồi, thế nào cũng xong – tôi cho rằng đây là không đúng. Nó vừa thể hiện tư duy lười biếng, thiếu sáng tạo, vừa thiếu công bằng với các em học sinh.

(nên làm)ghi chú lại những quan sát của bản thân hoặc bài học kinh nghiệm khi dạy những lớp khác nhau (về môi trường, quy mô, trình độ học sinh, lương bổng) để làm hành trang xây dựng hình ảnh giáo viên “cứng” tay nghề. Ở khoảng thời gian này, một việc nữa người giáo viên cần làm, đó chính là nhìn sâu vào bản thân mình và nhận biết thế mạnh, để từng bước tạo nên ‘dấu ấn cá nhân’ trong từng tiết dạy. Cụ thể hơn, không những chỉ là dạy “hay” (HS không buồn ngủ) hoặc dạy “giỏi” (HS đạt điểm cao), mà một cột mốc cao hơn để chúng ta hướng tới là tạo ra chất riêng chỉ mình mới có trong môn học của mình.

TIỀN BỐI ~ từ 11 năm kinh nghiệm trở lên 

(được)có quyền tự tin về những thành quả và kinh nghiệm của mình sau hơn 10 năm đi dạy. Ở thời điểm này, Cô Thầy đã tiếp xúc với hơn 10 thế hệ học trò, ít nhiều đã trải qua, xử lý hơn trăm tình huống trên bục giảng. Như vậy, đã là một con người sư phạm, ắt hẳn người giáo viên có kinh nghiệm trên 10 năm sẽ rút ra được những ‘cốt lõi’ của môi trường học đường. Đó chính là điều tạo nên cái “uy” mà các GV trẻ không dễ có được. Đồng thời, sự gắn bó hơn 10 năm còn chứng tỏ tâm và tầm của Cô Thầy cho sự nghiệp giáo dục. Do vậy sự tự tin và vẻ hào sảng trong tác phong dạy học, (tôi cho rằng) chẳng những NÊN có, mà còn PHẢI có.

(không được) đánh giá thấp hoặc không coi trọng quan điểm của giới trẻ. Ở độ tuổi này (từ 33 tuổi trở lên); trải nghiệm sống của Cô Thầy đủ nhiều để nhân sinh quan thay đổi khác hẳn so với các em từ 16 đến 22 tuổi; thậm chí có thể hình thành cả một hệ tư tưởng mới về nhiều mặt của cuộc sống. Do vậy, việc giáo viên ở nhóm TIỀN BỐI cố gắng & chủ động nhận thức được khoảng cách thế hệ, từ đó thấu hiểu và công nhận cảm xúc của học sinh thuộc lứa tuổi thanh-thiếu niên có thể coi là điều quan trọng nhất cần “bổ sung. Ngoài điều đấy ra, dường như không còn một điểm yếu nào khác cần cải thiện; (với góc nhìn lý tưởng: kỹ năng dạy học + sự vững chuyên môn tăng dần theo tuổi nghề). 

(nên làm)hoà nhập với dòng chảy của xã hội bằng cách tự học các kỹ năng tin học. Làm quen với các phần mềm Office (Word, Excel, Powerpoint), LMS, Canva v.v… để phục vụ giáo án điện tử, hoặc ít nhất là đẩy nhanh tiến độ làm việc. 

===================

Cô Thầy đang ở mức độ nào? Và theo Cô Thầy, những đặc điểm tương ứng với mỗi lứa kinh nghiệm mà tôi điền ở trên có còn thiếu chi tiết nào không? 

Huỳnh Khôi (16/02/2023) 

 
Xem các bài viết khác của tôi: tại đây
Xem các video của tôi: tại đây 

Khoá học: CẨM NANG DẠY HỌC
Xem chi tiết tại đây

1 bình luận trong “3 CẤP ĐỘ KINH NGHIỆM

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *